Phần 3: Cách đọc ký hiệu đan trong chart
Phần lớn chart của Nhật thể hiện ký hiệu đan là kết quả sẽ nhìn thấy ở mặt phải của sản phẩm sau khi đan. Ví dụ trong chart sau
Chart vẽ toàn bằng mũi xuống, nghĩa là mặt phải sản phẩm sau khi đan nhìn thấy sẽ toàn mũi xuống. Để được như vậy ở tất cả hàng lẻ (mặt trái) bạn đan mũi lên, nghĩa là xen kẽ 1 hàng mũi xuống 1 hàng mũi lên, mà trong hướng dẫn đan mình gọi là mũi Jersay xuống.
Thứ tự đọc được miêu tả trong hình thứ 3, đan mặt phải đọc từ phải qua trái và đan mặt trái đọc từ trái qua phải.
Honi Shop chuyên cung cấp sỉ và lẻ đồ len handmade cao cấp cho bé yêu. Hotline: 0962.967.667
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
Hướng dẫn làm đồ len handmade
Phần 2 : Tăng – giảm mũi
1. Giảm mũi đầu và cuối hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên và mũi cuối cùng trên cùng 1 hàng. Hàng tiếp theo (mặt trái) đan bình thường. Nghĩa là bạn chỉ giảm (tăng) mũi ở mặt phải của sản phẩm. Ví dụ như hình sau :
Hai chart này diễn tả cùng nội dung, chỉ khác cách trình bày. Chart bên trái là chart chi tiết, bên phải là chart rút gọn.
Ở chart chi tiết, bạn có thể hiểu là ở hàng thứ 5, hai mũi đầu tiên đan mũi xuống chập 2 (giảm mũi bên phải), đan bình thường đến hết hàng, còn hai mũi cuối cùng thì đan mũi giảm bên trái. Sau đó đan tiếp 3 hàng bình thường, rồi lại giảm mũi ở hàng thứ 9, v.v.
Đối với chart rút gọn, để mô tả các mũi cần giảm người ta dùng ký hiệu được viết màu đỏ 4-1-3, có ý nghĩa là : mỗi 4 hàng, giảm 1 mũi, thực hiện giảm 3 lần như vậy. Nếu ký hiệu này được chỉ đến 2 bên sản phẩm (bằng các mũi tên), nghĩa là bạn phải giảm đồng thời 2 bên, nếu chỉ chỉ về 1 bên, nghĩa là bạn chỉ giảm 1 bên mép của sản phẩm.
Với cách ký hiệu 4-1-3 ta có thể có nhiều cách thực hiện như sau.
Cách thứ nhất (hình 1) bắt đầu giảm từ hàng thứ 1, sau đó cứ mỗi 4 hàng giảm 1 mũi thêm 2 lần nữa. Cách thứ hai bắt đầu giảm từ hàng thứ 2, ... cách thứ 5 bắt đầu giảm từ hàng thứ 5. Cách nào cũng đúng nên bạn có thể chọn cách mà bạn thích. Tuy nhiên nên tránh cách 2 và 4 (vì nó giảm ở mặt trái của sản phẩm), và cách 5 là cách được khuyên dùng đối với các mẫu đan của Nhật.
2. Giảm mũi đầu hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên ở tất cả các hàng, nghĩa là sẽ giảm (tăng) mũi ở cả mặt phải và mặt trái, và chỉ ở mũi đầu tiên của hàng, bằng cách dùng mũi chập 2 (giảm bên phải) hoặc mũi kết thúc, sau khi giảm đan bình thường đến hết hàng, sau đó quay ngược lại (mặt trái), giảm mũi tương tự ở đầu hàng cũng với mũi chập 2 hoặc mũi kết thúc theo hướng dẫn. Ví dụ như hình sau :
Ký hiệu màu đỏ có thể hiểu như sau (đọc từ dưới lên) : đan 3 mũi chiết (mũi đan kết thúc), tiếp theo mỗi 2 hàng giảm 2 mũi và thực hiện như vậy 1 lần, sau đó mỗi 2 hàng giảm 1 mũi và thực hiện như vậy 2 lần.
Cách giảm mũi này tránh việc giảm mũi cuối hàng (vì mũi giảm bên trái khó thực hiện). Tuy nhiên cách này làm cho sản phẩm hơi bất cân xứng một chút. Tuy nhiên sự bất cân xứng này không đáng kể và có thể chấp nhận được.
1. Giảm mũi đầu và cuối hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên và mũi cuối cùng trên cùng 1 hàng. Hàng tiếp theo (mặt trái) đan bình thường. Nghĩa là bạn chỉ giảm (tăng) mũi ở mặt phải của sản phẩm. Ví dụ như hình sau :
Hai chart này diễn tả cùng nội dung, chỉ khác cách trình bày. Chart bên trái là chart chi tiết, bên phải là chart rút gọn.
Ở chart chi tiết, bạn có thể hiểu là ở hàng thứ 5, hai mũi đầu tiên đan mũi xuống chập 2 (giảm mũi bên phải), đan bình thường đến hết hàng, còn hai mũi cuối cùng thì đan mũi giảm bên trái. Sau đó đan tiếp 3 hàng bình thường, rồi lại giảm mũi ở hàng thứ 9, v.v.
Đối với chart rút gọn, để mô tả các mũi cần giảm người ta dùng ký hiệu được viết màu đỏ 4-1-3, có ý nghĩa là : mỗi 4 hàng, giảm 1 mũi, thực hiện giảm 3 lần như vậy. Nếu ký hiệu này được chỉ đến 2 bên sản phẩm (bằng các mũi tên), nghĩa là bạn phải giảm đồng thời 2 bên, nếu chỉ chỉ về 1 bên, nghĩa là bạn chỉ giảm 1 bên mép của sản phẩm.
Với cách ký hiệu 4-1-3 ta có thể có nhiều cách thực hiện như sau.
1. 2. 3. 4. 5.
Cách thứ nhất (hình 1) bắt đầu giảm từ hàng thứ 1, sau đó cứ mỗi 4 hàng giảm 1 mũi thêm 2 lần nữa. Cách thứ hai bắt đầu giảm từ hàng thứ 2, ... cách thứ 5 bắt đầu giảm từ hàng thứ 5. Cách nào cũng đúng nên bạn có thể chọn cách mà bạn thích. Tuy nhiên nên tránh cách 2 và 4 (vì nó giảm ở mặt trái của sản phẩm), và cách 5 là cách được khuyên dùng đối với các mẫu đan của Nhật.
2. Giảm mũi đầu hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên ở tất cả các hàng, nghĩa là sẽ giảm (tăng) mũi ở cả mặt phải và mặt trái, và chỉ ở mũi đầu tiên của hàng, bằng cách dùng mũi chập 2 (giảm bên phải) hoặc mũi kết thúc, sau khi giảm đan bình thường đến hết hàng, sau đó quay ngược lại (mặt trái), giảm mũi tương tự ở đầu hàng cũng với mũi chập 2 hoặc mũi kết thúc theo hướng dẫn. Ví dụ như hình sau :
Chi tiết Rút gọn
Ký hiệu màu đỏ có thể hiểu như sau (đọc từ dưới lên) : đan 3 mũi chiết (mũi đan kết thúc), tiếp theo mỗi 2 hàng giảm 2 mũi và thực hiện như vậy 1 lần, sau đó mỗi 2 hàng giảm 1 mũi và thực hiện như vậy 2 lần.
Cách giảm mũi này tránh việc giảm mũi cuối hàng (vì mũi giảm bên trái khó thực hiện). Tuy nhiên cách này làm cho sản phẩm hơi bất cân xứng một chút. Tuy nhiên sự bất cân xứng này không đáng kể và có thể chấp nhận được.
Cách đọc mẫu đan của Nhật
Phần 1. Hai loại chart: chi tiết và đơn giản
Mẫu đan của Nhật có hai loại: chi tiết và đơn giản. Loại chi tiết trình bày mỗi mũi đan bằng một ô vuông, loại đơn giản chỉ vẽ hình dạng và kích thước của sản phẩm
Chart chi tiết
Ở chart chi tiết, mỗi ô vuông tương ứng với 1 mũi đan. Trong ô vuông có ký hiệu mũi đan sử dụng. Ví dụ hình dưới, tất cả các mũi đều là mũi xuống (knit). Tuy nhiên, nếu dùng ký hiệu mũi xuống cho tất cả các ô vuông sẽ gây khó nhìn và rối mắt, do đó người ta thường dùng chart bên cạnh để thay thế, trong đó các ô vuông được để trống, và bên dưới có hình chú thích 1 ô trống = 1 mũi xuống. Nghĩa là tất cả các ô vuông trống đều được đan bằng mũi xuống.
Nếu không thấy chú thích về ô trống, bạn hãy đan ô trống bằng mũi xuống.
Một số ô có kiểu đan đặc biệt, khi đó ô đó sẽ được bôi đậm và chú thích bên ngoài chart như sau (trong ví dụ mũi được chú thích là mũi bobble (bobble stitch)).
Gầy mũi và kết thúc mũi
Hàng đầu tiên của một chart là hàng gầy mũi. Nghĩa là tổng số hàng bạn thấy trên một chart đan đã có tính luôn hàng gầy mũi. Ví dụ hình dưới đây, chart có 8 hàng, 1 hàng gầy mũi (màu cam) và 7 hàng mũi xuống.
Sau khi đan xong phải đan kết thúc hàng cuối cùng để rút que đan ra. Hàng để đan kết thúc thường không được thể hiện bằng các ô vuông trên chart, mà chỉ được thể hiện bằng các dấu chấm đen như hình.
Nếu đan đến hàng cuối cùng mà không thấy ký hiệu đan kết thúc, bạn phải để các mũi trên que đan, và tiếp tục làm theo hướng dẫn. Chữ nghĩa là đan kết thúc, còn chữ nghĩa là bạn giữ các mũi lại trên que đan.
Mẫu đan của Nhật có hai loại: chi tiết và đơn giản. Loại chi tiết trình bày mỗi mũi đan bằng một ô vuông, loại đơn giản chỉ vẽ hình dạng và kích thước của sản phẩm
Loại chi tiết
|
Loại đơn giản
|
Ở chart chi tiết, mỗi ô vuông tương ứng với 1 mũi đan. Trong ô vuông có ký hiệu mũi đan sử dụng. Ví dụ hình dưới, tất cả các mũi đều là mũi xuống (knit). Tuy nhiên, nếu dùng ký hiệu mũi xuống cho tất cả các ô vuông sẽ gây khó nhìn và rối mắt, do đó người ta thường dùng chart bên cạnh để thay thế, trong đó các ô vuông được để trống, và bên dưới có hình chú thích 1 ô trống = 1 mũi xuống. Nghĩa là tất cả các ô vuông trống đều được đan bằng mũi xuống.
Chart chi tiết
|
Chart chi tiết (ký hiệu đan
được bỏ qua và có chú thích) |
Một số ô có kiểu đan đặc biệt, khi đó ô đó sẽ được bôi đậm và chú thích bên ngoài chart như sau (trong ví dụ mũi được chú thích là mũi bobble (bobble stitch)).
Gầy mũi và kết thúc mũi
Hàng đầu tiên của một chart là hàng gầy mũi. Nghĩa là tổng số hàng bạn thấy trên một chart đan đã có tính luôn hàng gầy mũi. Ví dụ hình dưới đây, chart có 8 hàng, 1 hàng gầy mũi (màu cam) và 7 hàng mũi xuống.
Sau khi đan xong phải đan kết thúc hàng cuối cùng để rút que đan ra. Hàng để đan kết thúc thường không được thể hiện bằng các ô vuông trên chart, mà chỉ được thể hiện bằng các dấu chấm đen như hình.
Nếu đan đến hàng cuối cùng mà không thấy ký hiệu đan kết thúc, bạn phải để các mũi trên que đan, và tiếp tục làm theo hướng dẫn. Chữ nghĩa là đan kết thúc, còn chữ nghĩa là bạn giữ các mũi lại trên que đan.
Hướng dẫn cách làm áo đồ len handmade
Sau đây là một vài hướng dẫn về đan áo:
Các mũi cần biết khi đan áo: mũi xuống, mũi lên, ... và các mũi khác tùy theo hoa văn của thân áo
Các kỹ thuật cần biết:
Tăng mũi: tăng bên trái, tăng bên phải
Giảm mũi: giảm bên trái, giảm bên phải (mũi chập 2)
Chiết nách
Chiết cổ.
Thứ tự đan:
1. Thân sau
2. Thân trước
3. 2 tay áo
4. Viền cổ
5. Nẹp áo (nếu có)
Thứ tự ráp:
Mũi đột khít
1. Đặt chồng thân áo trước lên thân áo sau, 2 mặt phải vào trong. May 2 mép chỗ vai lại với nhau bằng mũi đột khít.
2. Trải thân áo trước và sau ra, mặt phải lên trên, đặt tay áo mặt trái lên trên, điểm giữa tay áo vào đúng vị trí chỗ đã may vai. May lại bằng mũi đột khít. Tương tự ráp tay áo thứ hai.
3. Gập 2 thân trước và sau lại, mặt trái ra ngoài. May 2 bên hông bằng mũi giấu chỉ.
4. Ráp cổ áo.
5. Ráp nẹp áo.
Các mũi cần biết khi đan áo: mũi xuống, mũi lên, ... và các mũi khác tùy theo hoa văn của thân áo
Các kỹ thuật cần biết:
Tăng mũi: tăng bên trái, tăng bên phải
Giảm mũi: giảm bên trái, giảm bên phải (mũi chập 2)
Chiết nách
Chiết cổ.
Thứ tự đan:
1. Thân sau
2. Thân trước
3. 2 tay áo
4. Viền cổ
5. Nẹp áo (nếu có)
Thứ tự ráp:
Mũi đột khít
1. Đặt chồng thân áo trước lên thân áo sau, 2 mặt phải vào trong. May 2 mép chỗ vai lại với nhau bằng mũi đột khít.
2. Trải thân áo trước và sau ra, mặt phải lên trên, đặt tay áo mặt trái lên trên, điểm giữa tay áo vào đúng vị trí chỗ đã may vai. May lại bằng mũi đột khít. Tương tự ráp tay áo thứ hai.
3. Gập 2 thân trước và sau lại, mặt trái ra ngoài. May 2 bên hông bằng mũi giấu chỉ.
4. Ráp cổ áo.
5. Ráp nẹp áo.
Kích thước sợi len làm đồ len handmade
1. Sợi 2ply
Sợi gồm 2 sợi mảnh xoắn lại với nhau. Sợi này thường dùng để đan móc các sản phẩm mỏng và ôm sát như găng tay, vớ, v.v.
Để đan sợi này người ta dùng que đan từ số 2 đến số 3 (đường kính que đan từ 2 đến 3 mm).
UK/Australia: 3ply, 4ply, 5ply.
2. Sợi 4ply
Sợi này thường dùng để đan móc đồ cho trẻ sơ sinh, trẻ em, hoặc các đồ pull và áo khoác mỏng.
Que đan: từ số 3 đến số 4 (mm).
UK/Australia: 8ply.
3. Sợi DK (Double Knitting)
Là loại sợi phổ biến và được dùng nhiều nhất, có thể dùng để đan móc các loại áo len áo khoác, váy, khăn, ...
Que đan: từ số 3.5 đến số 4.5 (mm).
UK/Australia: DK.
4. Sợi Aran
Cũng dùng để đan móc áo pull áo khoác nhưng sợi sẽ to hơn sợi DK.
Que đan: từ số 4 đến số 5.5 (mm).
UK/Australia: 10ply
5. Sợi Chunky
Đặc điểm là sợi to và nặng, thường dùng để đan móc thảm, các bồ đồ cho mùa đông khi đi ra ngoài trời.
Que đan: từ số 5.5 đến số 7 (mm).
UK/Australia: 13ply
6. Sợi Super Chunky
Sợi với kích thước khá to, ngày càng xuất hiện nhiều trên thì trường, tạo ra các sản phẩm khá lạ mắt và được săn lùng bởi các nhà tạo mốt.
Que đan: từ số 7 đến số 25 (mm).
Sợi gồm 2 sợi mảnh xoắn lại với nhau. Sợi này thường dùng để đan móc các sản phẩm mỏng và ôm sát như găng tay, vớ, v.v.
Để đan sợi này người ta dùng que đan từ số 2 đến số 3 (đường kính que đan từ 2 đến 3 mm).
UK/Australia: 3ply, 4ply, 5ply.
2. Sợi 4ply
Sợi này thường dùng để đan móc đồ cho trẻ sơ sinh, trẻ em, hoặc các đồ pull và áo khoác mỏng.
Que đan: từ số 3 đến số 4 (mm).
UK/Australia: 8ply.
3. Sợi DK (Double Knitting)
Là loại sợi phổ biến và được dùng nhiều nhất, có thể dùng để đan móc các loại áo len áo khoác, váy, khăn, ...
Que đan: từ số 3.5 đến số 4.5 (mm).
UK/Australia: DK.
4. Sợi Aran
Cũng dùng để đan móc áo pull áo khoác nhưng sợi sẽ to hơn sợi DK.
Que đan: từ số 4 đến số 5.5 (mm).
UK/Australia: 10ply
5. Sợi Chunky
Đặc điểm là sợi to và nặng, thường dùng để đan móc thảm, các bồ đồ cho mùa đông khi đi ra ngoài trời.
Que đan: từ số 5.5 đến số 7 (mm).
UK/Australia: 13ply
6. Sợi Super Chunky
Sợi với kích thước khá to, ngày càng xuất hiện nhiều trên thì trường, tạo ra các sản phẩm khá lạ mắt và được săn lùng bởi các nhà tạo mốt.
Que đan: từ số 7 đến số 25 (mm).
Nguyên liệu sợi len làm đồ len handmade cao cấp
Sợi len sử dụng làm đồ len handmade:
Honi Shop xin trình bày những hiểu biết ít ỏi của mình về sợi len:
Có thể chia làm 3 loại sợi chính theo chất liệu:
1. Sợi len lông cừu
Được se từ 100% lông của con cừu, chất lượng thì tất nhiên là số 1, rất mềm, ấm, chất lượng cao, và dĩ nhiên là vô cùng đắt. Ngoài ra cũng có sợi từ lông các con khác nữa nhưng chủ yếu vẫn là lông cừu. Vì khả năng nuôi, và cả khả năng ra lông của cừu nữa, có hạn nên sợi len lông cừu không đủ để đáp ứng nhu cầu đan móc của chị em trên toàn thế giới , vì vậy người ta phải sản xuất loại len thứ hai sau.
2. Sợi len công nghiệp
Được sản xuất từ sợi tổng hợp hoá học. Phần lớn các sản phẩm len bán trên thì trường là loại len này. Là sợi tổng hợp nên có thể mang rất nhiều mầu sắc, và tuỳ thuộc vào công nghệ chế biến mà có chất luợng khác nhau, và có giá tiền khác nhau. Có nhiều loại sợi chất lượng tốt và mềm không khác len lông cừu. Vì dễ sản xuất nên len này chiếm ưu thế trên thị trường.
3. Len cotton
Được chế biến từ quả bông, giống như sợi vải may áo vậy. Đặc điểm là không co dãn nhiều và không giữ nhiệt như sợi len công nghiệp hay len lông cừu, nên có thể dùng để đan móc áo mặc mùa hè.
Ngoài ra có rất nhiều sợi len pha trộn một ít chất liệu này với chất liệu kia, ví dụ len tổng hợp có pha lông cừu hay len tổng hợp có pha cotton, vv.... Và tuỳ cách sản xuất có thể cho ra sợi len xù, óng ánh, 1 sợi pha nhiều màu, vv...
Các nguyên liệu làm đồ len handmade bán ở đâu?
Các bạn đam mê và rất hứng thú với dòng thời trang handmade? Các bạn đã tự làm cho mình ít nhiều sản phẩm rồi? Các bạn vẫn luôn tìm cho mình nguyên liệu giá cả phải chăng và đa dạng, phong phú?
Đồ len handmade xin giới thiệu với các bạn các địa điểm mua các dụng cụ làm đồ handmade như sau:
Địa điểm bán nguyên liệu làm đồ handmade
Hà Nội
1. Giấy : các loại giấy gấp origami, giấy trang trí, giấy nhăn, giấy nhún……đều có bán ở Hàng Mã ( đa phần là giá cả ở các cửa hàng là giống nhau )
2. Băng dính quấn hoa, ruy băng : có rất nhiều màu và nhiều loại : Hàng Mã
3. Keo sữa : có thể mua ở các cửa hàng ở gần các trường như Mỹ Thuật Công nghiệp, Kiến trúc…
4. Màu vẽ : các cửa hàng gần trường Mỹ Thuật Công nghiệp , Kiến trúc , Cao đẳng Sư phạm nhạc hoạ….
5. Đồ da, giả da : Phố Hà Chung ( gần chợ hàng Da)
6. Các loại dây dù , dây thừng ( chất liệu giống quai túi đeo chéo) : Hàng Chiếu
7. Các loại hạt gỗ : Hàng Bồ
8. Đồ len : phố Đinh Liệt ( vô số chủng loại, màu sắc )
9. Phụ kiện làm trang sức thì ở có thể ghé Hàng bạc
TP. Hồ Chí Minh
1. Ngàn Thông : cung cấp hầu hết các nguyên vật liệu cho hàng handmade ~ rất đa dạng và nice giá cả cũng okie
– 64 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM
– 55A Pasteur, Quận 1, TP.HCM
2. Dọc đường Hai Bà Trưng gần Công viên Lê Văn Tám : cung cấp hoa khô và những thứ tương tự thế.
3. Đối diện ĐH Kinh Tế (gần hồ Con Rùa) : 1 dọc các cửa hàng cung cấp nguyên vật liệu như Ngàn Thông
4. Thương xá Đại Quang Minh: 33-35 Châu Văn Liêm, P.14, Q.5 – Hồ Chí Minh
Cung cấp các nguyên phụ liệu ngành may mặc, đan móc , thêu thùa. Ngoài ra đây cũng là thiên đường của các loại mặt giả cổ, vải nỉ, nguyên vật liệu làm hoa nữa nhé.
5. Tìm mua vật liệu làm hoa voan có thể tìm ở:
– 112/18, Ngô Gia Tự, Quận 10, Tp HCM. Ở đây giá khá OK:
– 35/ 28 Trần Quy, F4, Quận 11, Tp HCM. ĐT: 0914181391 (Quân)
– Tổ hợp Thanh Sang: 3/6 Đề Thám P.Cô Giang Q.1(Gần Bến Chương Dương)
– Ngàn Thông: Ở đây giá khá đắt nhưng chất lượng thì rất tốt.
Ngoài ra thì nhiều nhà sách và cửa hàng bán văn phòng phẩm cũng có bán những vật liệu như giấy bìa cứng, hoa khô, ruy băng, súng bắn keo, punch bấm lỗ, màu acrylic…
Đồ len handmade xin giới thiệu với các bạn các địa điểm mua các dụng cụ làm đồ handmade như sau:
Địa điểm bán nguyên liệu làm đồ handmade
Hà Nội
1. Giấy : các loại giấy gấp origami, giấy trang trí, giấy nhăn, giấy nhún……đều có bán ở Hàng Mã ( đa phần là giá cả ở các cửa hàng là giống nhau )
2. Băng dính quấn hoa, ruy băng : có rất nhiều màu và nhiều loại : Hàng Mã
3. Keo sữa : có thể mua ở các cửa hàng ở gần các trường như Mỹ Thuật Công nghiệp, Kiến trúc…
4. Màu vẽ : các cửa hàng gần trường Mỹ Thuật Công nghiệp , Kiến trúc , Cao đẳng Sư phạm nhạc hoạ….
5. Đồ da, giả da : Phố Hà Chung ( gần chợ hàng Da)
6. Các loại dây dù , dây thừng ( chất liệu giống quai túi đeo chéo) : Hàng Chiếu
7. Các loại hạt gỗ : Hàng Bồ
8. Đồ len : phố Đinh Liệt ( vô số chủng loại, màu sắc )
9. Phụ kiện làm trang sức thì ở có thể ghé Hàng bạc
TP. Hồ Chí Minh
1. Ngàn Thông : cung cấp hầu hết các nguyên vật liệu cho hàng handmade ~ rất đa dạng và nice giá cả cũng okie
– 64 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM
– 55A Pasteur, Quận 1, TP.HCM
2. Dọc đường Hai Bà Trưng gần Công viên Lê Văn Tám : cung cấp hoa khô và những thứ tương tự thế.
3. Đối diện ĐH Kinh Tế (gần hồ Con Rùa) : 1 dọc các cửa hàng cung cấp nguyên vật liệu như Ngàn Thông
4. Thương xá Đại Quang Minh: 33-35 Châu Văn Liêm, P.14, Q.5 – Hồ Chí Minh
Cung cấp các nguyên phụ liệu ngành may mặc, đan móc , thêu thùa. Ngoài ra đây cũng là thiên đường của các loại mặt giả cổ, vải nỉ, nguyên vật liệu làm hoa nữa nhé.
5. Tìm mua vật liệu làm hoa voan có thể tìm ở:
– 112/18, Ngô Gia Tự, Quận 10, Tp HCM. Ở đây giá khá OK:
– 35/ 28 Trần Quy, F4, Quận 11, Tp HCM. ĐT: 0914181391 (Quân)
– Tổ hợp Thanh Sang: 3/6 Đề Thám P.Cô Giang Q.1(Gần Bến Chương Dương)
– Ngàn Thông: Ở đây giá khá đắt nhưng chất lượng thì rất tốt.
Ngoài ra thì nhiều nhà sách và cửa hàng bán văn phòng phẩm cũng có bán những vật liệu như giấy bìa cứng, hoa khô, ruy băng, súng bắn keo, punch bấm lỗ, màu acrylic…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)