Honi Shop chuyên cung cấp sỉ và lẻ đồ len handmade cao cấp cho bé yêu. Hotline: 0962.967.667
Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015
Sản phẩm đồ len handmade bán chạy nhất
Hàng tháng Honi Shop đều ra mắt 1 mẫu đồ len handmade mới, những sản phẩm bán được với doanh số ngạc nhiên. Ngoài hình thức bắt mắt, nguyên liệu đắt tiền, công sức, tâm huyết làm ra. Các sản phẩm đồ len handmade này đã ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.
Mẫu bikini handmade cực đẹp cho chị em phụ nữ
Mùa hè đến các chị em thường chọn cho mình trang phục thật thoải mái và thoáng mát, để trở nên sexy, quyến rũ và gợi cảm hơn trong các địa điểm công cộng như hồ bơi hay bãi biển, hay trở nên cực kì lôi cuốn trnog những tình huống một đối một. Đồ len handmade cao cấp xin giới thiệu đến các chị em những mẫu mã mới nhất của mình:
Mọi chi tiết thắc mắc hay mua hàng vui lòng liên hệ: 0962.967.667
Mọi chi tiết thắc mắc hay mua hàng vui lòng liên hệ: 0962.967.667
Các chọn trang phục len cho trẻ sơ sinh
Làn da bé rất non nớt và khá nhạy cảm. Chọn và sử dụng trang phục trẻ sơ sinh như thế nào để không làm tổn thương tới da cũng như sức khỏe của bé? đổ len handmade chia sẻ với các mẹ một vài bí quyết nhỏ dưới đây.
1. Bí quyết chọn trang phục sơ sinh
Quan tâm tới chất liệu. Đây là điều đầu tiên mẹ cần quan tâm khi lựa chọn trang phục cho bé. Nên chọn vải có chất liệu từ sợi thiên nhiên vì chúng mềm mại, có độ thấm tốt khiến bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Trong khi các loại vải làm từ sợi nhân tạo khá đẹp mắt và phong phú trên thị trường nhưng chất liệu thô cứng, rất dễ gây trầy xước da bé. Hơn nữa độ thấm kém gây bức bí, ẩm ướt, nếu không thay quần áo kịp thời có thể bé sẽ bị cảm lạnh.
Nên chọn màu nhạt. Một số bà mẹ thích màu nổi nên thường sắm cho bé cưng những bộ trang phục bắt mắt. Mặc vào rất đáng yêu nhưng nhiều khi lại không an toàn cho con đâu mẹ nhé. Vì loại vải này thường chứa nhiều chất hóa học dùng để nhuộm màu, có thể gây kích ứng hoặc bệnh ngoài da cho bé. Vì vậy, khi chọn quần áo trẻ sơ sinh, các mẹ nên ưu tiên các màu nhạt mà tránh các màu sặc sỡ.
Trang phục nên rộng rãi. Bé con vốn thích thú với các trò ngọ nguậy, khua tay múa chân suốt ngày mà không biết chán. Một bộ quần áo chật chội sẽ thật khó chịu với bé. Mẹ nên lựa chọn những trang phục rộng rãi một chút để bé thoải mái vận động và “tập thể dục”, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, chọn trang phục có kích cỡ rộng một chút còn giúp các mẹ tiết kiệm khoản chi phí khi phải liên tục mua quần áo, mũ nón, tất… cho con.
Để ý đường kim mũi chỉ trên trang phục. Mẹ nên kỹ càng để ý các đường may trên thân áo, quần, mũ và đặc biệt là tất của bé. Đường may cần phải sắc sảo, không bị cấn chỉ hay chỉ thừa. Sẽ rất nguy hiểm khi ngón tay, ngón chân bé xíu của bé vô tình bị quấn vào sợi chỉ thừa trên trang phục. Các mẹ nên chú ý đến chi tiết nhỏ này để chọn quần áo cho trẻ sơ sinh ở các hãng sản xuất uy tín, giúp bé luôn thoải mái và an toàn khi mặc nhé.
2. Sử dụng an toàn trang phục trẻ sơ sinh
Ngoài bí quyết chọn trang phục cho con như thế nào, mua về mẹ cần học cách làm sạch và bảo quản sao cho an toàn nhất với bé.
Đọc kỹ thông tin trên nhãn mác. Việc này không mấy ai ghi nhớ nhưng rất cần thiết. Các mẹ cần đọc thông tin đính trên sản phẩm để biết chất liệu vải và chọn cách giặt tẩy phù hợp. Kĩ lưỡng trong việc chăm sóc quần áo, mũ nón… cho trẻ sẽ đảm bảo được tuổi thọ, tăng sức bền của sản phẩm.
Giặt riêng quần áo của bé. Quần áo trẻ sơ sinh thường mềm mại, mẹ nên để riêng và giặt bằng tay (nếu dùng máy giặt nên để chế độ giặt phù hợp). Dùng loại xà bông giặt chuyên dụng có thành phần giặt tẩy được chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên, mùi thơm nhẹ nhàng hoàn toàn phù hợp và an toàn cho bé.
Mẹ cũng nên chọn bột giặt dạng lỏng dễ hòa tan trong nước bởi bột giặt dạng bột dễ vón cục và khó hòa tan, gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.
Phơi quần áo đúng cách. Không nên phơi quần áo con quá lâu dưới nắng gắt buổi trưa, vì dễ làm vải bị bạc màu và khô xơ nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng – tuổi thọ của quần áo và làn da của bé.
Đồ len handmade được làm ra nhằm phục vụ đại đa số là khách hàng là trẻ sơ sinh. Với chất liệu mềm mịn phù hợp cho mọi làn da. Cực kì thời trang và xinh xắn. Làm hài lòng hàng triệu khách hàng. Mọi chi tiết, mẫu mả mọi người có thể tham khảo thêm tại website dolenhandmadecaocap.blogspot.com nhé!
Mọi chi tiết hay đặt hàng mọi người liên hệ sđt này nhé: 0962.967.667
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015
Hướng dẫn làm đồ len handmade tiếp theo
Phần 3: Cách đọc ký hiệu đan trong chart
Phần lớn chart của Nhật thể hiện ký hiệu đan là kết quả sẽ nhìn thấy ở mặt phải của sản phẩm sau khi đan. Ví dụ trong chart sau
Chart vẽ toàn bằng mũi xuống, nghĩa là mặt phải sản phẩm sau khi đan nhìn thấy sẽ toàn mũi xuống. Để được như vậy ở tất cả hàng lẻ (mặt trái) bạn đan mũi lên, nghĩa là xen kẽ 1 hàng mũi xuống 1 hàng mũi lên, mà trong hướng dẫn đan mình gọi là mũi Jersay xuống.
Thứ tự đọc được miêu tả trong hình thứ 3, đan mặt phải đọc từ phải qua trái và đan mặt trái đọc từ trái qua phải.
Phần lớn chart của Nhật thể hiện ký hiệu đan là kết quả sẽ nhìn thấy ở mặt phải của sản phẩm sau khi đan. Ví dụ trong chart sau
Chart vẽ toàn bằng mũi xuống, nghĩa là mặt phải sản phẩm sau khi đan nhìn thấy sẽ toàn mũi xuống. Để được như vậy ở tất cả hàng lẻ (mặt trái) bạn đan mũi lên, nghĩa là xen kẽ 1 hàng mũi xuống 1 hàng mũi lên, mà trong hướng dẫn đan mình gọi là mũi Jersay xuống.
Thứ tự đọc được miêu tả trong hình thứ 3, đan mặt phải đọc từ phải qua trái và đan mặt trái đọc từ trái qua phải.
Hướng dẫn làm đồ len handmade
Phần 2 : Tăng – giảm mũi
1. Giảm mũi đầu và cuối hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên và mũi cuối cùng trên cùng 1 hàng. Hàng tiếp theo (mặt trái) đan bình thường. Nghĩa là bạn chỉ giảm (tăng) mũi ở mặt phải của sản phẩm. Ví dụ như hình sau :
Hai chart này diễn tả cùng nội dung, chỉ khác cách trình bày. Chart bên trái là chart chi tiết, bên phải là chart rút gọn.
Ở chart chi tiết, bạn có thể hiểu là ở hàng thứ 5, hai mũi đầu tiên đan mũi xuống chập 2 (giảm mũi bên phải), đan bình thường đến hết hàng, còn hai mũi cuối cùng thì đan mũi giảm bên trái. Sau đó đan tiếp 3 hàng bình thường, rồi lại giảm mũi ở hàng thứ 9, v.v.
Đối với chart rút gọn, để mô tả các mũi cần giảm người ta dùng ký hiệu được viết màu đỏ 4-1-3, có ý nghĩa là : mỗi 4 hàng, giảm 1 mũi, thực hiện giảm 3 lần như vậy. Nếu ký hiệu này được chỉ đến 2 bên sản phẩm (bằng các mũi tên), nghĩa là bạn phải giảm đồng thời 2 bên, nếu chỉ chỉ về 1 bên, nghĩa là bạn chỉ giảm 1 bên mép của sản phẩm.
Với cách ký hiệu 4-1-3 ta có thể có nhiều cách thực hiện như sau.
Cách thứ nhất (hình 1) bắt đầu giảm từ hàng thứ 1, sau đó cứ mỗi 4 hàng giảm 1 mũi thêm 2 lần nữa. Cách thứ hai bắt đầu giảm từ hàng thứ 2, ... cách thứ 5 bắt đầu giảm từ hàng thứ 5. Cách nào cũng đúng nên bạn có thể chọn cách mà bạn thích. Tuy nhiên nên tránh cách 2 và 4 (vì nó giảm ở mặt trái của sản phẩm), và cách 5 là cách được khuyên dùng đối với các mẫu đan của Nhật.
2. Giảm mũi đầu hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên ở tất cả các hàng, nghĩa là sẽ giảm (tăng) mũi ở cả mặt phải và mặt trái, và chỉ ở mũi đầu tiên của hàng, bằng cách dùng mũi chập 2 (giảm bên phải) hoặc mũi kết thúc, sau khi giảm đan bình thường đến hết hàng, sau đó quay ngược lại (mặt trái), giảm mũi tương tự ở đầu hàng cũng với mũi chập 2 hoặc mũi kết thúc theo hướng dẫn. Ví dụ như hình sau :
Ký hiệu màu đỏ có thể hiểu như sau (đọc từ dưới lên) : đan 3 mũi chiết (mũi đan kết thúc), tiếp theo mỗi 2 hàng giảm 2 mũi và thực hiện như vậy 1 lần, sau đó mỗi 2 hàng giảm 1 mũi và thực hiện như vậy 2 lần.
Cách giảm mũi này tránh việc giảm mũi cuối hàng (vì mũi giảm bên trái khó thực hiện). Tuy nhiên cách này làm cho sản phẩm hơi bất cân xứng một chút. Tuy nhiên sự bất cân xứng này không đáng kể và có thể chấp nhận được.
1. Giảm mũi đầu và cuối hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên và mũi cuối cùng trên cùng 1 hàng. Hàng tiếp theo (mặt trái) đan bình thường. Nghĩa là bạn chỉ giảm (tăng) mũi ở mặt phải của sản phẩm. Ví dụ như hình sau :
Hai chart này diễn tả cùng nội dung, chỉ khác cách trình bày. Chart bên trái là chart chi tiết, bên phải là chart rút gọn.
Ở chart chi tiết, bạn có thể hiểu là ở hàng thứ 5, hai mũi đầu tiên đan mũi xuống chập 2 (giảm mũi bên phải), đan bình thường đến hết hàng, còn hai mũi cuối cùng thì đan mũi giảm bên trái. Sau đó đan tiếp 3 hàng bình thường, rồi lại giảm mũi ở hàng thứ 9, v.v.
Đối với chart rút gọn, để mô tả các mũi cần giảm người ta dùng ký hiệu được viết màu đỏ 4-1-3, có ý nghĩa là : mỗi 4 hàng, giảm 1 mũi, thực hiện giảm 3 lần như vậy. Nếu ký hiệu này được chỉ đến 2 bên sản phẩm (bằng các mũi tên), nghĩa là bạn phải giảm đồng thời 2 bên, nếu chỉ chỉ về 1 bên, nghĩa là bạn chỉ giảm 1 bên mép của sản phẩm.
Với cách ký hiệu 4-1-3 ta có thể có nhiều cách thực hiện như sau.
1. 2. 3. 4. 5.
Cách thứ nhất (hình 1) bắt đầu giảm từ hàng thứ 1, sau đó cứ mỗi 4 hàng giảm 1 mũi thêm 2 lần nữa. Cách thứ hai bắt đầu giảm từ hàng thứ 2, ... cách thứ 5 bắt đầu giảm từ hàng thứ 5. Cách nào cũng đúng nên bạn có thể chọn cách mà bạn thích. Tuy nhiên nên tránh cách 2 và 4 (vì nó giảm ở mặt trái của sản phẩm), và cách 5 là cách được khuyên dùng đối với các mẫu đan của Nhật.
2. Giảm mũi đầu hàng
Với cách này bạn sẽ giảm (hoặc tăng) mũi ở mũi đầu tiên ở tất cả các hàng, nghĩa là sẽ giảm (tăng) mũi ở cả mặt phải và mặt trái, và chỉ ở mũi đầu tiên của hàng, bằng cách dùng mũi chập 2 (giảm bên phải) hoặc mũi kết thúc, sau khi giảm đan bình thường đến hết hàng, sau đó quay ngược lại (mặt trái), giảm mũi tương tự ở đầu hàng cũng với mũi chập 2 hoặc mũi kết thúc theo hướng dẫn. Ví dụ như hình sau :
Chi tiết Rút gọn
Ký hiệu màu đỏ có thể hiểu như sau (đọc từ dưới lên) : đan 3 mũi chiết (mũi đan kết thúc), tiếp theo mỗi 2 hàng giảm 2 mũi và thực hiện như vậy 1 lần, sau đó mỗi 2 hàng giảm 1 mũi và thực hiện như vậy 2 lần.
Cách giảm mũi này tránh việc giảm mũi cuối hàng (vì mũi giảm bên trái khó thực hiện). Tuy nhiên cách này làm cho sản phẩm hơi bất cân xứng một chút. Tuy nhiên sự bất cân xứng này không đáng kể và có thể chấp nhận được.
Cách đọc mẫu đan của Nhật
Phần 1. Hai loại chart: chi tiết và đơn giản
Mẫu đan của Nhật có hai loại: chi tiết và đơn giản. Loại chi tiết trình bày mỗi mũi đan bằng một ô vuông, loại đơn giản chỉ vẽ hình dạng và kích thước của sản phẩm
Chart chi tiết
Ở chart chi tiết, mỗi ô vuông tương ứng với 1 mũi đan. Trong ô vuông có ký hiệu mũi đan sử dụng. Ví dụ hình dưới, tất cả các mũi đều là mũi xuống (knit). Tuy nhiên, nếu dùng ký hiệu mũi xuống cho tất cả các ô vuông sẽ gây khó nhìn và rối mắt, do đó người ta thường dùng chart bên cạnh để thay thế, trong đó các ô vuông được để trống, và bên dưới có hình chú thích 1 ô trống = 1 mũi xuống. Nghĩa là tất cả các ô vuông trống đều được đan bằng mũi xuống.
Nếu không thấy chú thích về ô trống, bạn hãy đan ô trống bằng mũi xuống.
Một số ô có kiểu đan đặc biệt, khi đó ô đó sẽ được bôi đậm và chú thích bên ngoài chart như sau (trong ví dụ mũi được chú thích là mũi bobble (bobble stitch)).
Gầy mũi và kết thúc mũi
Hàng đầu tiên của một chart là hàng gầy mũi. Nghĩa là tổng số hàng bạn thấy trên một chart đan đã có tính luôn hàng gầy mũi. Ví dụ hình dưới đây, chart có 8 hàng, 1 hàng gầy mũi (màu cam) và 7 hàng mũi xuống.
Sau khi đan xong phải đan kết thúc hàng cuối cùng để rút que đan ra. Hàng để đan kết thúc thường không được thể hiện bằng các ô vuông trên chart, mà chỉ được thể hiện bằng các dấu chấm đen như hình.
Nếu đan đến hàng cuối cùng mà không thấy ký hiệu đan kết thúc, bạn phải để các mũi trên que đan, và tiếp tục làm theo hướng dẫn. Chữ nghĩa là đan kết thúc, còn chữ nghĩa là bạn giữ các mũi lại trên que đan.
Mẫu đan của Nhật có hai loại: chi tiết và đơn giản. Loại chi tiết trình bày mỗi mũi đan bằng một ô vuông, loại đơn giản chỉ vẽ hình dạng và kích thước của sản phẩm
Loại chi tiết
|
Loại đơn giản
|
Ở chart chi tiết, mỗi ô vuông tương ứng với 1 mũi đan. Trong ô vuông có ký hiệu mũi đan sử dụng. Ví dụ hình dưới, tất cả các mũi đều là mũi xuống (knit). Tuy nhiên, nếu dùng ký hiệu mũi xuống cho tất cả các ô vuông sẽ gây khó nhìn và rối mắt, do đó người ta thường dùng chart bên cạnh để thay thế, trong đó các ô vuông được để trống, và bên dưới có hình chú thích 1 ô trống = 1 mũi xuống. Nghĩa là tất cả các ô vuông trống đều được đan bằng mũi xuống.
Chart chi tiết
|
Chart chi tiết (ký hiệu đan
được bỏ qua và có chú thích) |
Một số ô có kiểu đan đặc biệt, khi đó ô đó sẽ được bôi đậm và chú thích bên ngoài chart như sau (trong ví dụ mũi được chú thích là mũi bobble (bobble stitch)).
Gầy mũi và kết thúc mũi
Hàng đầu tiên của một chart là hàng gầy mũi. Nghĩa là tổng số hàng bạn thấy trên một chart đan đã có tính luôn hàng gầy mũi. Ví dụ hình dưới đây, chart có 8 hàng, 1 hàng gầy mũi (màu cam) và 7 hàng mũi xuống.
Sau khi đan xong phải đan kết thúc hàng cuối cùng để rút que đan ra. Hàng để đan kết thúc thường không được thể hiện bằng các ô vuông trên chart, mà chỉ được thể hiện bằng các dấu chấm đen như hình.
Nếu đan đến hàng cuối cùng mà không thấy ký hiệu đan kết thúc, bạn phải để các mũi trên que đan, và tiếp tục làm theo hướng dẫn. Chữ nghĩa là đan kết thúc, còn chữ nghĩa là bạn giữ các mũi lại trên que đan.
Hướng dẫn cách làm áo đồ len handmade
Sau đây là một vài hướng dẫn về đan áo:
Các mũi cần biết khi đan áo: mũi xuống, mũi lên, ... và các mũi khác tùy theo hoa văn của thân áo
Các kỹ thuật cần biết:
Tăng mũi: tăng bên trái, tăng bên phải
Giảm mũi: giảm bên trái, giảm bên phải (mũi chập 2)
Chiết nách
Chiết cổ.
Thứ tự đan:
1. Thân sau
2. Thân trước
3. 2 tay áo
4. Viền cổ
5. Nẹp áo (nếu có)
Thứ tự ráp:
Mũi đột khít
1. Đặt chồng thân áo trước lên thân áo sau, 2 mặt phải vào trong. May 2 mép chỗ vai lại với nhau bằng mũi đột khít.
2. Trải thân áo trước và sau ra, mặt phải lên trên, đặt tay áo mặt trái lên trên, điểm giữa tay áo vào đúng vị trí chỗ đã may vai. May lại bằng mũi đột khít. Tương tự ráp tay áo thứ hai.
3. Gập 2 thân trước và sau lại, mặt trái ra ngoài. May 2 bên hông bằng mũi giấu chỉ.
4. Ráp cổ áo.
5. Ráp nẹp áo.
Các mũi cần biết khi đan áo: mũi xuống, mũi lên, ... và các mũi khác tùy theo hoa văn của thân áo
Các kỹ thuật cần biết:
Tăng mũi: tăng bên trái, tăng bên phải
Giảm mũi: giảm bên trái, giảm bên phải (mũi chập 2)
Chiết nách
Chiết cổ.
Thứ tự đan:
1. Thân sau
2. Thân trước
3. 2 tay áo
4. Viền cổ
5. Nẹp áo (nếu có)
Thứ tự ráp:
Mũi đột khít
1. Đặt chồng thân áo trước lên thân áo sau, 2 mặt phải vào trong. May 2 mép chỗ vai lại với nhau bằng mũi đột khít.
2. Trải thân áo trước và sau ra, mặt phải lên trên, đặt tay áo mặt trái lên trên, điểm giữa tay áo vào đúng vị trí chỗ đã may vai. May lại bằng mũi đột khít. Tương tự ráp tay áo thứ hai.
3. Gập 2 thân trước và sau lại, mặt trái ra ngoài. May 2 bên hông bằng mũi giấu chỉ.
4. Ráp cổ áo.
5. Ráp nẹp áo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)